DỊCH VỤ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TẠI Huyện Thường Tín Thủ Đô Hà Nội

1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự:

Các giấy tờ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp để sử dụng tại Thái Lan cần được chứng thực tại Cục Lãnh sự- Bộ Ngoại giao (40 Trần Phú, Hà Nội) hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ gồm:

  • Tờ khai đề nghị làm thủ tục chứng nhận lãnh sự/ hợp pháp hóa theo mẫu (tải xuống tại đây: Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự (English).doc).
  • Bản chính hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu
  • Bản gốc và bản sao tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa, kèm theo 1 bản chụp để lưu tại Đại sứ quán.
  • Lệ phí theo quy định, phí tính theo số lượng dấu cần đóng.
  • Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Đại sứ quán sẽ xử lý hồ sơ và hợp pháp hóa/chứng nhận trong vòng 3 ngày làm việc.

2. Hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự:​

Các giấy tờ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thái Lan cấp để sử dụng tại Việt Nam cần được chứng thực tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Thái Lan (Địa chỉ: 123 Chaengwatana road, Tungsonghong Laksi, Bangkok) hoặc Phòng hợp pháp hóa (Địa chỉ: MRT Khlong Toei).Tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba cấp cần có xác nhận của Đại sứ quán nước đó tại Thái Lan kèm theo công hàm giới thiệu chữ ký của cán bộ phụ trách và con dấu của Đại sứ quán đó. Trường hợp không có công hàm giới thiệu chữ ký, con dấu thì tài liệu cần có thêm xác nhận của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Thái Lan.

Hồ sơ gồm:

  • Tờ khai đề nghị làm thủ tục hợp pháp hóa và/hoặc chứng nhận giấy tờ (tải xuống tại đây: Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự (English).doc).
  • Bản gốc và bản sao tài liệu cần hợp pháp hóa/chứng nhận, đã được chứng nhận lãnh sự bởi Bộ Ngoại giao Thái Lan (đối với giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan cấp), hoặc Đại sứ quán của nước thứ ba tại Thái Lan và Bộ Ngoại giao Thái Lan (đối với giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba cấp).
  • Lệ phí theo quy định, phí tính theo số lượng dấu cần đóng.
  • Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Đại sứ quán sẽ xử lý hồ sơ và hợp pháp hóa/chứng nhận trong vòng 3 ngày làm việc.

​Lưu ý:

Giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự:

  • Giấy tờ, tài liệu có nội dung trái với pháp luật Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam;
  • Giấy tờ, tài liệu bị tẩy xóa, sửa chữa nhưng không được đính chính theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhân/hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu.

3. Người đề nghị chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền để sử dụng tại Việt Nam trực tiếp ký giấy ủy quyền trước sự chứng kiến của viên chức lãnh sự của Đại sứ quán. Người đề nghị chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền cần mang theo :

– Hộ chiếu gốc,

– 1 bản sao hộ chiếu,

– Giấy phép lưu trú,

– Lệ phí (bằng tiền mặt).

4. Chứng thực bản sao từ bản chính:

Hồ sơ gồm:

  • Phiếu đề nghị,
  • Bản chính và bản sao cần chứng thực,
  • Phí và lệ phí.

    Các trường hợp sau không được chứng thực:

  • Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo;
  • Bản chính đã bị tẩy xóa, sửa chữa, them bớt nội dung không hợp lệ hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
  • Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
  • Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội;
  • Đơn, thư, giấy tờ và văn bản do cá nhân tự lập, không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
  • Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Rate this post